Đặt cọc mua bán nhà đất dù không phải là thủ tục bắt buộc nhưng lại được thực hiện phổ biến nhằm mục đích “làm tin” để bên bán không bán cho người khác. Vậy, mẫu giấy đặt cọc mua đất như thế nào đúng chuẩn, gồm những mục, điều khoản gì? Dưới đây là nội dung mẫu giấy đặt cọc mua đất viết tay mới, chi tiết nhất.
Nội dung bài viết
Khái niệm giấy đặt cọc mua đất
Giấy đặt cọc mua đất hay còn gọi là hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là văn bản pháp lý để hai bên cam kết thực hiện giao dịch mua bán đất trong tương lai.
Hiện nay, mẫu giấy đặt cọc mua đất có thể viết tay, đánh máy hoặc in tùy vào từng đối tượng và bắt buộc phải có chữ ký của các bên liên quan. Bạn có thể sử dụng giấy đặt cọc mua đất cho bất cứ loại hình bất động sản nào.
Giấy đặt cọc mua đất thường thỏa thuận tất cả các điều khoản về giá bán, mức đặt cọc, các trường hợp xử lý khi xảy ra tình trạng hủy cọc của người mua và người bán.
Cụ thể, mẫu giấy đặt cọc mua đất PDF hay viết tay đều bao gồm các nội dung như:
- Thông tin chi tiết, đầy đủ của hai bên cam kết
- Chi tiết tài sản
- Định giá tài chính
- Số tiền cọc
- Hình thức xử lý khi mục đích đặt cọc không đạt được
- Các điều khoản và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hợp đồng đặt cọc.
Mẫu giấy đặt cọc mua bán đất mới chuẩn nhất hiện nay
Mẫu giấy đặt cọc mua bán nhà đất có người làm chứng:
Mẫu giấy đặt cọc mua bán chung cư:
Mẫu biên bản giao nhận tiền đặt cọc:
Một số lưu ý khi viết giấy đặt cọc mua đất
Hợp đồng mua đất không có hiệu lực
Mẫu giấy đặt cọc mua đất đơn giản đã có đủ điều khoản pháp lý, tuy nhiên bạn cần xem xét một số vấn đề sau để tránh bị vô hiệu khi ký kết hợp đồng:
- Chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi dân sự phù hợp với các giao dịch mua bán đất do pháp luật quy định.
- Chủ thể phải hoàn toàn tình nguyện tham gia vào giao dịch mua bán, không có ai ép buộc, đe dọa.
- Mục đích cùng nội dung của giao dịch dân sự không được vi phạm các điều cấm của pháp luật và tuyệt đối không được làm trái với pháp luật.
- Hợp đồng không đáp ứng được các điều kiện về chủ thể, hình thức cũng như nội dung thì giấy đặt cọc mua đất sẽ bị vô hiệu hóa.
- Tài sản đặt cọc là loại tài sản bị pháp luật cấm không cho phép lưu thông trên thị trường
- Nội dung giao dịch trái với quy định của pháp luật ban hành
- Giao dịch đặt cọc mua đất không lập thành văn bản theo quy định của pháp luật.
Giấy đặt cọc mua đất viết tay
Khi viết giấy đặt cọc phải ghi đầy đủ chính xác thông tin cơ bản của người đặt cọc và người nhận tiền cọc. Đặc biệt, thông tin về thửa đất cùng tài sản gắn liền với đất cũng phải điền đầy đủ, chính xác nhất.
Số tiền giao nhận cọc phải ghi rõ ràng các đơn vị tính tiền cụ thể là Việt Nam hoặc ngoại tệ. Đồng thời, trong quy định của luật dân sự, tài sản đặt cọc có thể sử dụng các loại đá quý, kim loại quý, vật phẩm có giá trị cao như vàng, kim cương,…
Thời hạn sử dụng mảnh đất
Trường hợp đất có nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất, người mua cần tiến hành kiểm tra xem bên bán có đăng ký cũng như có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sở hữu không. Trong trường hợp bên bán đất không có thì cần kiểm tra thực tế nhà và tài sản gắn liền với mảnh đất đó hiện có tình trạng như thế nào. Để tránh nhà bị thế chấp ngân hàng hoặc đang trong quá trình tranh chấp, gây rắc rối về sau.
Nghĩa vụ nộp lệ phí, thuế phí
Ngoài giấy đặt cọc mua đất, trong quá trình thực hiện giao dịch, cả hai bên cần hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ nộp các khoản thuế phí bắt buộc bao gồm:
- Thuế thu nhập cá nhân do bên nhận tiền cọc đóng.
- Tiền thuế sử dụng đất do bên nhận đặt cọc đóng (nếu có)
- Các khoản phí, lệ phí khác do bên cọc đóng.
Quy định khi viết giấy đặt cọc mua đất
Mức phạt cọc đã được quy định sẵn trong Bộ Luật Dân Sự năm 2015 như sau:
- Nếu bên đặt cọc tiền không thực hiện đúng như giao kết đã ghi trong hợp đồng mua bán đất thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận cọc.
- Nếu bên nhận cọc từ chối thực hiện giao kết, thì giấy đặt cọc mua đất phải trả cho bên đặt cọc tiền cọc bằng với giá trị tài sản đặt cọc.
Bộ luật Dân sự năm 2015 không nêu rõ quy định hợp đồng đặt cọc bắt buộc công chứng hoặc được cơ quan có thẩm quyền chứng thực trong hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với diện tích đất. Tuy nhiên, để tránh xảy ra tranh chấp hoặc các rủi ro khác thì hai bên nên công chứng hoặc chứng thực giấy tờ. Thực tế, có khá nhiều trường hợp chỉ vì quá tin tưởng người bán nên không cần bất kỳ một loại giấy tờ ghi nhận nào về giao dịch nhận tiền dẫn đến việc xảy ra tranh chấp ngoài ý muốn.
Trên đây mẫu giấy đặt cọc mua đất đầy đủ, chính xác cho bạn đọc tham khảo thêm. Hy vọng những điều được chia sẻ ở trên sẽ giúp người đọc nắm được các nội dung quan trọng, chi tiết trong mẫu giấy đặt cọc mua bất và tiến hành hoàn thiện nhanh chóng, chi tiết, đảm bảo an toàn cho giao dịch.