Khu công nghiệp Lê Minh Xuân Bình Chánh đã đi vào hoạt động từ năm 1997, đây được coi là một trong số những khu công nghiệp đặt nền tảng cho sự thành công của nền kinh tế công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
Tính cho đến nay thì khu công nghiệp Lê Minh Xuân là một dự án làm cho khu công nghiệp thành công hơn, điển hình là khi trải qua gần 25 năm đi vào hoạt động nhưng khu công nghiệp vẫn có sức hút lớn và đã không ngừng được Thành ủy và Thành phố cung cấp đất để mở rộng. Vào thời điểm mới thành lập, khu công nghiệp Lê Minh Xuân chỉ sở hữu quy mô là 100ha, tính đến nay thì tổng thể KCN đã lên tới gần 700ha.
Nội dung bài viết
Các chủ đầu tư của khu công nghiệp Lê Minh Xuân
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 1: Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2: Chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3: Chủ đầu tư chính là Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG
Vị trí địa lý của khu công nghiệp ở đâu?
Vị trí các khu công nghiệp Lê Minh Xuân sẽ là các khu đất nằm kề nhau, thuộc địa phận của xã Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh.
Vị trí địa lý ở cửa ngõ phía Tây của thành phố, KCN Lê Minh Xuân nghiễm nhiên sở hữu khả năng kết nối rất tốt. Không chỉ dễ dàng để đến với các khu tiện ích ngay trong nội thành hay sẽ tạo liên kết đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở trên địa bàn mà còn rất thuận tiện liên kết đối với các khu công nghiệp.
- Tiếp giáp với con đường Vành đai 3
- Khoảng cách Quốc lộ 1A là: 6km
- Khoảng cách đối với Tỉnh lộ 10: 3km
- Khoảng cách với Đại lộ Võ Văn Kiệt: chỉ 8km
- Khoảng cách cao tốc Tp. HCM – Trung Lương là: 11km
- Khoảng cách trung tâm Tp. HCM: 15km
- Khoảng cách với sân bay Tân Sơn Nhất: 18km
Quy mô và dự án của KCN Lê Minh Xuân Bình Chánh
Tính cho đến năm 2020 tổng diện tích đất đã được UBND thành phố cấp để cho việc xây dựng và mở rộng của khu công nghiệp Lê Minh Xuân Bình Chánh là khoảng 761 ha và đã được chia thành 03 giai đoạn như dưới đây:
Giai đoạn đầu: 100ha
Hoạt động việc sử dụng đất: cho thuê đất trong KCN, cho thuê nhà hoặc bán các nhà xưởng, chuyển giao các quyền sử dụng đất của KCN cho các nhà thầu ở trong và ngoài nước, sẽ có các dịch vụ khác như dịch vụ: bảo hiểm cho khách hàng, ngân hàng, cơ sở y tế,…
Giai đoạn hai : 320ha.
Tổng số vốn đầu tư lên tới: khoảng 1.020 tỷ đồng. Chi tiết sử dụng đất của giai đoạn hai như sau:
- Đất cho công nghiệp chiếm: 207,76 ha
- Đất để xây dựng các kho tàng, sân bãi: 9,2 ha
- Đất làm trung tâm điều hành và dịch vụ: 11.62 ha
- Đất cho các công trình kỹ thuật đầu mối: 3.42 ha
- Đất dành cho giao thông: 38,54 ha
- Đất cho cây xanh: 43,83 ha
Giai đoạn ba: lên tới 231,25 ha.
Chi tiết sử dụng của đất giai đoạn ba chi tiết:
- Công nghiệp cho việc may mặc, giày da
- Công nghiệp cho việc chế biến, cán kéo và đúc kim loại màu
- Công nghiệp về nhựa và chất dẻo
- Công nghiệp chế biến ra cao su
- Công nghiệp chế biến ra các loại thực phẩm
- Công nghiệp lắp ráp linh kiện điện tử, điện gia dụng
- Công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu xây dựng và trang trí nội thất
- Công nghiệp các loại gốm sứ và thủy tinh
Ưu tiên trong việc phát triển cho các ngành công nghiệp sạch, có kỹ thuật tiên tiến, không gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường. Trong đó đặc biệt chú trọng về 03 ngành công nghiệp mũi nhọn của thành phố là:
Ngành điện – công nghệ điện tử – tin học: Sản xuất ra các phần mềm; sản xuất ra các sản phẩm điện tử, điện thoại, viễn thông, máy tính và các sản phẩm về quang học; linh kiện cũng như các thiết bị ngành điện.
Ngành công nghiệp thực phẩm: sản xuất và chế biến tinh lương thực (không có bước sơ chế) và sản xuất các loại đồ uống.
Ngành hóa chất, dược: sản xuất thuốc và các loại dược liệu; sản xuất ra hương liệu, các loại mỹ phẩm và chế phẩm về vệ sinh.
Trên đây là bài viết thông tin chi tiết khu công nghiệp Lê Minh Xuân Bình Chánh. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ cho các bạn thêm kiến thức giúp bản thân chọn lựa kỹ lưỡng hơn khi đầu tư vào khu công nghiệp cho tương lai sắp tới.