Bài viết cung cấp những thông tin xoay quanh chủ đề việc di dời ga đường sắt Đà Nẵng. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến nội dung này thì đừng bỏ lỡ bài viết!
Hiện nay có rất nhiều người dân quan tâm về dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng, tuy nhiên thì vẫn có rất nhiều những vấn đề bất cập xung quanh đó. Hãy cùng chúng tôi đến với bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về dự án dưới đây các bạn nhé.
Nội dung bài viết
Vị trí đường sắt mới được di dời tại Đà Nẵng
Việc di dời ga đường sắt Đà Nẵng mới đã và đang trở thành vấn đề cấp bách của Đà Nẵng, sau khi nghiên cứu 3 phương án, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng nhận thấy phương án 2 là khả thi nhất. Ga Đà Nẵng sẽ được di dời về khu vực 2, phường Hòa Khánh Nam và Hòa Minh, quận Liên Chiểu.
Nhà ga cũ nằm ở trung tâm thành phố, ngoài việc đón hàng chục triệu lượt khách mỗi năm, nhà ga rơi vào tình trạng quá tải và ảnh hưởng đến quy hoạch chung của toàn thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, để thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý phê duyệt phương án di dời ga đường sắt Đà Nẵng.
Ga đường sắt mới sẽ được xây dựng trên địa bàn các phường Hòa Khánh Nam và Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Việc di dời ga đường sắt mới về quận Liên Chiểu không chỉ góp phần phát triển lâu dài quy hoạch Đà Nẵng mà còn tạo tiền đề phát triển cảng nước sâu Liên Chiểu, từ đó thúc đẩy giao thông giữa các ga. với cảng Liên Chiểu.
Hướng đi của các tuyến đường sắt mới tại Đà Nẵng
Về hướng ga mới được quy hoạch về phía Bắc thành phố, sẽ kết nối với hướng của tuyến đường sắt qua hầm Hải Vân mới, về phía Tây và điểm giao cắt với tuyến cũ ở phía Nam tại Khu vực Cầu Đỏ. Ông Đặng Đức Cường là Chủ nhiệm Dự án Phát triển bền vững của TP Đà Nẵng cho biết, khi dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng mới hoàn thành sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực phía Tây Đà Nẵng nói riêng cũng như thành phố Đà Nẵng nói chung.
Không chỉ dừng lại ở đó, việc di dời ga đường sắt Đà Nẵng còn góp phần giải quyết vấn đề giao thông của cảng Liên Chiểu và vùng ven Sơn Trà.
Thông tin về bản đồ quy hoạch cũng như 3 phương án xây dựng di dời ga đường sắt Đà Nẵng
Phạm vi của dự án di dời ga đường sắt mới bao gồm hai phần: di dời ga đường sắt Đà Nẵng và xây dựng lại nhà ga cũ. Việc xây dựng nhà ga mới được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn đầu gồm các hạng mục: cải tạo 7 km đường sắt cũ, xây mới 18,21 km đường sắt qua trung tâm, nâng cấp ga hàng hóa Lệ Trạch với diện tích 9,6ha, xây mới nhà ga hành khách diện tích 43,1ha và xây mới ga hàng hóa Kim Liên diện tích 80,1ha.
Trong giai đoạn 1 được tiến hành sự trên 3 phương án để triển khai như sau.
Phương án 1
Đầu tư theo hình thức BT bằng quỹ đất tương ứng với giá trị thu được từ đất ga cũ khoảng 1.192 tỷ đồng, phần còn lại với tổng kinh phí hơn 2.300 tỷ đồng sẽ đề xuất Chính phủ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương.
Phương án 2
Đầu tư theo hình thức BT kết hợp đầu tư BTL theo hình thức BT bằng quỹ đất tương ứng với giá trị thu được từ đất của nhà ga cũ khoảng 1.200 tỷ đồng.
Nhà đầu tư được khai thác quỹ đất khu vực nhà ga cũ theo quy hoạch của thành phố, phần còn lại hơn 2.250 tỷ đồng đầu tư theo hình thức BTL. Khi hoàn thành, chủ đầu tư sẽ chuyển giao cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) quản lý, vận hành và sử dụng. Kinh phí chi trả cho nhà đầu tư được trích từ nguồn thu của Tổng công ty ĐSVN; Thời gian hoàn vốn của dự án là 16 năm.
Phương án 3
Đầu tư theo hình thức có sự kết hợp giữa BT và BOT. Thời gian hoàn vốn của dự án nếu thực hiện theo phương án này là 22 năm.
BOT và BT là gì?
Hợp đồng xây dựng, kinh doanh và chuyển giao (sau đây gọi là hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư sẽ được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các nhà đầu tư để xây dựng và kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng nội khu trong một khoảng thời gian nhất định. Và khi kết thúc thời hạn, nhà đầu tư chuyển nhượng dự án không bồi thường cho nước sở tại.
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (sau đây gọi là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư sẽ được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng với nhà đầu tư để xây dựng công trình có kết cấu hạ tầng lớn. Sau khi xây dựng xong, chủ đầu tư chuyển giao công trình đầy đủ. Chính phủ tạo điều kiện giúp nhà đầu tư thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư cũng như lợi nhuận, thanh toán cho nhà đầu tư theo như thỏa thuận trong hợp đồng BT.
Như vậy, việc di dời ga đường sắt mới sẽ được thực hiện từ năm 2017 đến năm 2023. Lãnh đạo Đà Nẵng nhận thấy phương án 2 là khả thi nhất sau khi thảo luận với nhau, nếu thực hiện theo phương án này thì công ty đường sắt Việt Nam sẽ là đơn vị vận hành tốt nhất.
Như vậy trên cơ bản là di dời ga đường sắt Đà Nẵng đã có kế hoạch cụ thể để tiến hành thực hiện.